TƯ VẤN, THIẾT KẾ, LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

1. Tiêu chuẩn áp dụng

Toàn bộ hệ thống điện của công trình được thi công theo tiểu chuẩn sau đây: 

  • TCXDVN25 – 1995: đặt đường dây dẫn điện trong nhà
  • TCVN4806 – 85: tiêu chuẩn về an toàn điện
  • TCXD 27 – 1991: lắp đặt thiết bị điện trong nhà và công trình công cộng
  • TCXD VN 394 – 2007: tiêu chuẩn thiết kế lắp đặt thiết bị điện công trình xây dựng
  • TCVN 9206-2012: đăt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng
  • TCXD 25-1991: đặt dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng
  • TCVN 9358-2012: lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công cộng
  • TCVN 9385-2012: Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống

2. Lắp đặt tấm pin điện mặt trời

– Sau khi trình bản vẽ thiết kế thi công lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời và các tấm pin được tập kết đến chân công trình, và dùng xe nâng hoặc xe tải cẩu để đưa các tấm pin lên mái nhà.

Lắp đặt tấm pin điện mặt trời

– Tiến hành lắp đặt tấm pin như sau:

  1. Căng dây cảnh báo an toàn xung quanh mái tôn
  2. Đo kiểm tra kích thước mái tôn
  3. Xác định hướng lắp tấm pin. Hiện tại mái theo khảo sát thiết kế là chiều ngang mái, 1 dãy 5 tấm pin, toàn mái bố trí 24 dãy, tổng cộng 120 tấm pin.
  4. Đo định vị vị trí các thanh rail. Một tấm pin được bố trí 3 thanh rail để đỡ tấm pin.
  5. Sau khi xác định được chính xác các vị trí thanh rail thì tiến hành lắp đặt các chân L để liên kết giữ thanh rail với mái tôn. Chân L được bắn vít trực tiếp xuống mái tôn, bắn trên sóng dương, và ngay xà gồ mái tôn.
  6. Sau khi lắp hết chân L xuống mái tôn thì tiến hành lắp đặt thanh rail vào chân L theo thiết kế.
  7. Vận chuyển tấm pin đưa vào vị trí lắp đặt, sau đó canh chỉnh tấm pin cho thẳng, đúng vị trí rồi liên kết với thanh rail bằng kẹp giữa và kẹp biên.
lắp đặt điện mặt trời

Chi tiết lắp đặt hệ thống điện mặt trời.

Lưu ý lắp đặt:

  • Các vật liệu phụ như giá đỡ, kẹp, bu lông, ốc vít nên dùng bằng vật liệu bằng nhôm, inox hoặc kẽm nhúng nóng để tránh bị hoen rỉ sau một thời gian sử dụng.
  • Khoảng hở tối thiểu giữa tấm pin và mái là 150mm nhằm mục đích tản nhiệt và làm mát nhanh chóng cho tấm pin, tăng tuổi thọ của tấm pin.
  • Các tấm pin nên đặt cách nhau tối thiểu là 20mm.
  • Các lỗ thoát nước của tấm pin phải đảm bảo không được bịt kín, nếu lắp xong phải kiểm tra lại về điều này.
  • Siết các tấm pin vào giá đỡ bằng bu lông inox M8, siết với lực từ 16 – 20 N.m. Sử dụng kết hợp cả long-đen phẳng và long-đen vênh.
  • Dùng ít nhất 4 kẹp cố định khung có độ dày từ 7-10 mm.
  • Kẹp chỉ tiếp xúc với khung tấm pin, không được tiếp xúc với mặt kính và làm biến dạng khung.
  • Phải đảm bảo rằng sau khi lắp xong, các tấm pin tạo thành một khối vững chắc, chịu được gió bão cũng như sự giãn nở vì nhiệt.

3. Lắp đặt tủ điện ac + dc và inverter đấu nối dây

  • Các tủ điện được chế tạo sẵn và lắp ráp tại xưởng của nhà sản xuất, đơn vị thi công chỉ lắp ráp các tủ vào vị trí lắp đặt theo bản vẽ thi công trình duyệt.
  • Các điện và inverter được gắng nỗi trên tường, mặt sau của tòa nhà khối Đảng ủy.
  • Khoan định vị bulong để bắt các giá đỡ tủ và inverter, bắt các giá đỡ lên trường vào đúng vị trí
  • Sau đó đặt tủ điện và inverter vào vị trí
lắp đặt inverter điện mặt trời

Lắp đặt tủ điện AC – DC, đấu nối Inverter

4. Biện pháp lắp đặt dây điện

  • Dây điện nối từ các tấm pin đến tủ DC là loại dây DC 4.0mm2 hai màu đen đỏ để phân biệt dây dương (+) và dây âm (-)
  • Dây điện ở trong rulo mỗi cuộn 1000m.

  • Trường hợp cáp để trên trunking: cáp sẽ được sắp xếp lại cho thẳng và phân lớp sau đó được cố định bằng dây rút buộc vào thang cáp.
  • Thứ tự cáp đi trong trunking được phân cấp theo thứ tự từ trên xuống dưới và được đánh dấu hai đầu hoặc theo yêu cầu khác của đơn vị thiết kế (tuyến cáp nào về thiết bị gần nhất trong hướng cấp chính ta sắp xếp tuyến cáp đó trên cùng để dây không bị chồng chéo, dẫn đến không đảm bảo kỹ thuật, thẩm mỹ và bảo trì sau này).
  • Việc kéo cáp sẽ được thực hiện bằng phương pháp “đẩy/kéo” bằng tay dùng một đế tựa hay trục cuộn có đặc tính cắt rời khi bị kéo căng quá mức.
  • Không lê kéo cáp trên nền đất, sàn bê tông để tránh trầy vỏ cách điện.
  • Dây điện nguyên cuộn được chuẩn bị đầu dây và tổng số sợi dây. Làm dấu 2 đầu dây của từng sợi.
  • Tuyệt đối cấm công nhân sử dụng các loại dầu, hóa chất khác làm tăng tốc độ I-on hóa của vật liệu cách điện nhất là các sản phẩm có dẫn xuất từ dầu mỏ, dầu khoáng hoặc có chứa thành phần là các axit béo.

Kéo Rải Cáp Điện

Kéo Rải Cáp Điện

Kéo Rải Cáp Điện

5. Biện pháp đấu nối và kiểm tra thử

  • Sử dụng đầu Cose ép đúng tiết điện dây, dùng kìm ép thủy lực ép đầu cosse để đảm bảo tiếp xúc đều giữa đầu cosse và lõi cáp, sử dụng nắp chụp đỏ, vàng, xanh, đen để phân biệt pha và dây trung tính. Sau đó đấu nối vào Busbar, hoặc MCCB…dùng lực xiết vừa đủ chặt tránh biến dạng các thanh đồng của thiết bị cần đấu.
  • Căn cứ sơ đồ nguyên lý thiết kế đầu nối tủ và kiểm tra cân bằng pha, cực âm dương.
  • Sử dụng đồng hồ V- OHM –A: để đo thông tuyến.
  • Sử dụng đồng hồ mega – ohm (1000V) đo cách điện các dây trong 1pha, cách điện giữa các pha.

6. Biện pháp tiếp địa an toàn

  • Định vị và đánh dấu vị trí các cọc tiếp đất, hố thăm kiểm tra theo bản vẽ thi công đã được phê duyệt và theo thực tế thi công tại công trường.
  • Đo khoảng cách giữa các cọc làm dấu trước khi đóng cọc vào đất.
  • Khi đóng cọc cần chú ý dùng vải hoặc gỗ đệm ngay đầu cọc để khi đóng không bị loe đầu cọc.
  • Bảo đảm rằng cáp đồng thẳng (không bị uốn cong) ăn khớp với khuôn hàn trước khi hàn nhiệt.
  • Bảo đảm rằng cáp đồng không bị bẩn, không bị dính dầu và khô thoáng.
  • Sau khi đóng cọc xong tiến hành rải cáp đồng trần và kết nối các đầu cọc bằng mối hàn hóa nhiệt (Xem chi tiết 4,5)
CHI TIẾT 4: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG TIẾP ĐỊA LẶP LẠI

Chi tiết 4: Lắp đặt hệ thống tiếp địa lặp lại

Chi tiết 4: Lắp đặt hệ thống tiếp địa lặp lại

Lưu ý khi hàn hóa nhiệt:

  • Bảo đảm rằng khuôn luôn sạch và không ẩm.
  • Bảo đảm tính chính xác của bộ chọn lựa đầu nối.
  • Đặt dây dẫn trong khuôn, bảo đảm bộ chọn lựa đầu nối được sử dụng tương ứng với dây dẫn đã hàn.
  • Phủ bột hàn lên nồi nung và phân tán một ít trên đỉnh của gờ khuôn khi điện năng bắt đầu hoạt động.
  • Đóng miệng khuôn, và bật vòi phun lửa.
  • Mở khuôn lúc phản ứng đã hoàn thành hoặc kim loại đã rắn lại.
  • Không nên tiếp xúc với bề mặt hàn sau phản ứng.
  • Làm sạch khuôn cho mối hàn kế tiếp.
  • Tiến hành đo đạc điện trở bằng thiết bị đo điện trở đất, đổ hóa chất giảm điện trở đất (nếu cần).
  • Tiến hành lắp đất hoàn trả mặt bằng.
  • Bảo đảm rằng hố đất sạch sẽ và không có rác.
Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon
chat-active-icon