QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ BẢO TRÌ HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

Quy trình vận hành hệ thống năng lượng mặt trời

hệ thống năng lượng mặt trời áp mái

Sau khi lắp đặt giàn pin năng lượng mặt trời và dây cáp điện để nối tấm pin với máy biến tần, tủ điện, bộ kết nối DC Combiner Box, tiến hành khởi động hệ thống năng lượng mặt trời như sau:

Bước 1: Bật CB tổng của tủ điện và bộ kết nối DC Combiner Box

Bước 2: Bật CB của máy biến tần.

Bước 3: Đợi máy biến tần khởi động và chờ đến khi màn hình hiển thị “DC off” thì bật công tắc ON của máy biến tần.

Bước 4: Đợi khoảng 5p đến 10p thì máy biến tần hoạt động, đèn xanh nháy và trên màn hình led hiện dòng chữ “On grid” có nghĩa là hệ thống năng lượng mặt trời đã bắt đầu hoạt động.

Thông thường, quy trình vận hành điện năng lượng mặt trời trong suốt quá trình hoạt động được thực hiện như sau:

– Hàng ngày/hàng tuần/hàng tháng: Hiện nay hệ thống điện mặt trời đều được trang bị thiết bị đồng bộ dữ liệu qua wifi, có thể theo dõi trực tiếp qua ứng dụng trên điện thoại. Nếu sản lượng điện năng được sinh ra đều đặn, có nghĩa hệ thống đang hoạt động ổn định. Thông thường trong thời gian dưới 3 tháng thì không phải làm công tác gì để bảo dưỡng hệ thống điện mặt trời. Những hệ thống được lắp đặt từ xưa, phiên bản đời cũ chưa được đồng bộ thì có thể xem trực tiếp trên màn hình của máy biến tần hòa lưới hoặc công tơ điện lắp cùng hệ thống. Không nhất thiết phải xem hàng ngày, nhưng chúng tôi khuyên nên kiểm tra tối thiểu một lần/tháng lượng điện sản xuất được từ hệ thống của mình.

Kiểm tra hệ thống pin năng lượng mặt trời

– Theo quý (ba tháng một lần): Hàng quý, nên kiểm tra xem giàn pin mặt trời có bị bụi bẩn bám nhiều quá không. Bản thân tấm pin mặt trời chất lượng cao cũng đã có lớp chống bám bụi trên bề mặt, cộng với việc lắp đặt tấm pin có góc nghiêng giảm bụi, vì vậy thông thường bụi không bám quá nhiều trên bề mặt pin. Những trận mưa cũng sẽ làm cho các lớp bụi này được trôi đi ngay, tuy nhiên có những khu vực bụi nhiều như gần nhà máy nhiệt điện, gần nhà máy bê tông, gốm, xi măng… thì cũng sẽ gây bám bụi lên bề mặt tấm pin hơn mức bình thường, khi mưa cũng rất dễ gây ra các hạt nước giữ bụi lại trên mặt pin, lúc đó cũng nên cho vệ sinh giàn pin bằng các dụng cụ bằng vải hoặc chổi mềm. Vị trí mái thấp có thể bị cây sau khi phát triển lớn phủ bóng râm xuống mái, gây ra giảm hiệu suất, mặt khác lá cây rụng lên bề mặt pin cũng ảnh hưởng đáng kể tới sản lượng điện. Do vậy việc dọn vệ sinh trên mái, trên mặt pin là điều cần thiết phải làm thường xuyên.

Vệ sinh tấm pin

–  Hằng năm: Nếu vị trí lắp pin dễ dàng quan sát và thao tác thì hàng năm ta nên thực hiện các công việc sau:

+ Tấm pin mặt trời cần được kiểm tra không có quá nhiều bụi bám, cây cối xung quanh che hoặc lá cây, rác nằm trên bề mặt tấm pin. Mỗi năm tối thiểu 2 lần nên kiểm tra để vệ sinh tấm pin để giữ cho bề mặt pin luôn được sạch.

+ Kiểm tra bằng mắt thường hệ thống giá đỡ pin, khung viền pin, dây dẫn, hộp đấu dây, tủ điện vẫn còn trong tình trạng tốt.

+ Kiểm tra thông số của máy biến tần hòa lưới (inverter), máy biến tần hòa lưới phải được đặt ở vị trí thông thoáng, có khả năng tản nhiệt tốt. Không được để các thiết bị sinh nhiệt ở gần máy biến tần sẽ làm giảm hiệu suất hoạt động của nó cũng như toàn hệ thống.

kiểm tra hệ thống inverter

Kiểm tra hệ thống biến tần

– Đến 5 năm: kiểm tra tổng thể toàn hệ thống, từ các vị trí khung giá đỡ pin (không được rỉ sét), đến hệ thống dây dẫn (không bị lão hóa, bong tróc, lắp đặt ngoài trời phải có ống bảo hộ dây dẫn), giàn pin sạch sẽ, các thiết bị trong tủ điện vẫn vận hành tốt, không bị move, hở rò điện… Kiểm tra sản lượng điện hàng năm, có thể dùng đồng hồ đo điện để kiểm tra hoạt động của các cầu chì, CB, các đầu nối… trong tủ điện. Nếu sản lượng điện ổn định thì đa phần tủ điện và các thiết bị đang hoạt động trong trạng thái tốt.

Quy trình bảo trì và bảo dưỡng hệ thống năng lượng mặt trời

Định kỳ bảo dưỡng, bảo trì hệ thống là 03 tháng/lần, 04 lần/năm.

hệ thống năng lượng mặt trời sau khi vệ sinh

1. Kiểm tra hiệu suất, vệ sinh tấm pin năng lượng mặt trời

  • Thời gian từ 6 – 7 giờ sáng là khoảng thời gian thích hợp nhất để vệ sinh pin.
  • Ngắt kết nối các tấm pin khỏi máy biến tần bằng cách tắt công tắc DC trong hộp nối điện của hệ thống.
  • Kiếm một ít nước cất và trộn với một ít xà phòng hoặc dung dịch chuyên dụng để vệ sinh hiệu quả.
  • Tìm kiếm loại bàn chải mềm hoặc miếng bọt biển để bắt đầu làm sạch các tấm pin với dung dịch nước trên.
  • Sau khi lau chùi tất cả bằng dung dịch xà phòng, rửa lại bằng nước với vòi xịt áp suất thấp.
  • Để các tấm pin khô trong khoảng 30 – 45 phút rồi sau đó mới bật lại công tắc DC.

2. Vệ sinh máy biến tần

Chuẩn bị đầy đủ một số dụng cụ sau đây: Đầu tiên là máy hút bụi loại cầm tay (loại chuyên dụng để hút bụi trên xe ô tô), thứ hai là một số loại bàn chải và cọ lông mềm để đánh bóng một số vị trí trên máy biến tần. Ngoài ra cần trang bị thêm vải từ quần áo cũ để làm giẻ lau máy biến tần.

Quy trình vệ sinh bảo trì định kỳ cho máy biến tần như sau:

  • Kiểm tra các đầu nối dây: DC + và DC -, dây mạng, dây tiếp địa, 3 phase,…
  • Dùng giẻ lau sạch bụi bám bên ngoài máy biến tần. Sau đó dùng súng xịt khí loại mạnh xịt khắp máy biến tần để bụi bay lên. Rồi lấy máy hút bụi hút sạch bụi.
  • Lặp đi lặp lại thao tác xịt khí và hút bụi nhiều lần cho đến khi cảm thấy bụi đã sạch thì xong.
  • Đối với một số chân đấu dây cần dùng bàn chảy lông mềm để vệ sinh.
  • Lưu ý làm sạch quạt tản nhiệt của máy biến tần vì đây là vị trí lưu thông khí nên thường bám rất nhiều bụi bẩn.

3. Vệ sinh và kiểm tra tủ điện AC

Chuẩn bị các dụng cụ: Hòm đồ cá nhân với đầy đủ các dụng cụ: Găng tay, Kìm điện, Kìm thường, Ampe kế, Đèn pin, Chổi quét nhỏ, Máy hút bụi.

Các bước kiểm tra vệ sinh tủ điện AC:

  • Bước 1: Để đảm bảo an toàn, đầu tiên phải tắt toàn bộ Aptomat. Sau đó dùng bút điện kiểm tra kĩ xem điện đã được tắt hết chưa, hay có bị rò điện ở đâu không. Tránh các nguy hiểm hoặc sự cố không cần thiết xảy ra (chỉ tắt hệ thống trước 7h hoặc sau 18h để không ảnh hưởng đến sản lượng điện mặt trời của hệ thống).
  • Bước 2: Dùng chổi quét nhỏ, làm sạch bụi bẩn tại tất cả các vị trí trong tủ điện. Sau đó, kiểm tra, dùng tua vít siết chặt các đầu nối, đầu dây, hệ thống áp phụ tải. Phải thường xuyên kiểm tra các đầu nối dây, tránh tình trạng sinh nhiệt, không đảm bảo an toàn cho hệ thống điện.
  • Bước 3: Kiểm tra và bó lại hệ thống dây điện. Dùng máy hút bụi vệ sinh sạch sẽ các ngóc ngách trong tủ. Việc vệ sinh định kì rất cần thiết, có như vậy tủ điện sẽ luôn trong trạng thái hoạt động tốt nhất.
  • Bước 4: Kiểm tra lại tổng thể, mở các aptomat về trạng thái ban đầu. Lưu ý: Mở aptomat tổng trước rồi mới mở các aptomat phụ tải sau.
  • Bước 5: Dùng ampe kìm, bút thử điện kiểm tra lại các đầu nối, thiết bị xem đã trở lại trạng thái ban đầu hay chưa
  • Bước 6: Vệ sinh thân vỏ. cánh cửa bản lề. Đảm bảo phần thân vỏ, bản lề, cánh cửa luôn cách điện tốt, sạch sẽ.

4. Vệ sinh và kiểm tra bộ kết hợp ngõ vào DC Combiner Box

Các bước kiểm tra và vệ sinh bộ kết hợp ngõ vào DC Combiner Box:

  • Bước 1: Chỉnh đồng hồ đo ở DC 1000V đo kiểm tra từng cặp DC + và DC -, mỗi cặp DC như vậy sẽ đo được 800V đến 900V.
  • Bước 2: Tiếp theo đo kiểm tra xem các cặp dây DC có bị chạm hay rò ở đâu không bằng cách dùng đồng hồ chỉnh thang đo 1000VDC và dùng que đỏ để đo DC + và que đen đo với mass của tủ điện. Sau đó, lấy que đen để đo DC – và que đỏ đo mass của tủ điện. Nếu có chạm ở đâu đó thì sẽ có nguồn điện rò cao.
  • Bước 3: Sau khi kiểm tra bộ kết hợp ngõ vào DC Combiner Box xong, thì lấy giấy hoặc vải khô vệ sinh tủ và đóng tủ lại.
Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon
chat-active-icon