Như chúng ta đã biết thì năng lượng chiếm vai trò quan trọng trong kinh tế tuần hoàn.
Đề án phát triển sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng mới trên địa bàn Thành Phố Đà Nẵng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 theo Quyết định số 1737/QĐ-UBND là một trong những định hướng phát triển kinh tế tuần hoàn tại Thành phố Đà Nẵng.
Hội thảo Nghiên cứu xây dựng và phát triển kinh tế tuần hoàn tại Thành phố Đà Nẵng.
Theo số liệu mới nhất, đến hết ngày 31/12/2020, PC Đà Nẵng đã thực hiện đấu nối cho tổng cộng 2.529 chủ đầu tư điện mặt trời mái nhà với tổng công suất lắp đặt đạt 81,7 MWp. Toàn bộ các hệ thống điện mặt trời có công suất lắp đặt ≤1MW. Trong đó có 106 hệ thống điện mặt trời mái nhà có quy mô công suất lắp đặt từ 100 kWp trở lên với tổng công suất lắp đặt đạt 56,03 MWp.
Thông tin 106 hệ thống điện mặt trời từ 100KWP trở lên.
Theo đó, một trong số những mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế tuần hoàn được đề xuất gồm có:
- Chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng và công nghệ: phát triển kinh tế tuần hoàn trên nền tảng công nghệ và chuyển đổi số. Tăng tỷ lệ hộ gia đình và các chủ đầu tư lắp điện năng lượng mặt trời.
- Chỉ tiêu về kinh tế và doanh nghiệp: tăng tỷ trọng sản lượng điện mặt trời áp mái trong tổng sản lượng điện cung cấp cho thành phố. Tăng công suất lắp đặt và sản lượng điện mặt trời áp mái phát lên lưới.